THUYẾT MINH ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
CÔNG TRÌNH: GOLF LONG AN
ĐỊA ĐIỂM: XÃ TÂN MỸ, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
Thuyết minh địa chất công trình là phần đầu tiên của Báo cáo địa chất công trình. Thuyết minh địa chất công trình phải theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9363 : 2012 (Phụ Lục A). Đây là phần tổng hợp lại của tất cả các quá trình từ Khoan khảo sát địa chất hiện trường đến thí nghiệm trong phòng.
Kèm theo thuyết minh báo cáo địa chất công trình sẽ là các Phụ lục Hình trụ, Mặt cắt, Bản đồ vị trí các hố khoan và các biểu thí nghiệm đất.
I. PHẦN CHUNG:
- Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát:
Công tác khoan khảo sát địa chất dự án “GOLF LONG AN” đã được đội khoan khảo sát địa chất Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 thực hiện ngoài hiện trường từ ngày 30/9/2014 đến ngày 05/10/2014 bằng máy khoan cố định, bơm rửa bằng dung dịch sét bentonit và thí nghiệm trong phòng từ 03/10 đến 14/10/2014.
- Các căn cứ phục vụ công tác khảo sát:
– Căn cứ vào các tiêu chuẩn Việt Nam, ASTM hiện hành:
Khảo sát hiện trường:
Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam về khoan khảo sát
địa chất công trình : TCVN 9437-2012
Quy phạm khoan khảo sát địa chất : TCVN 9363-2012
Phương pháp lấy mẫu, bao gói, vận chuyển mẫu : TCVN 2683 -2012
Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT : TCVN 9351-2012
Phương pháp thí nghiệm thấm hiện trường : TCBS 5930-1999
Thí nghiệm trong phòng:
Phương pháp xác định khối lượng riêng : TCVN 4195 -2012
Phương pháp xác định độ ẩm : TCVN 4196 -2012
Phương pháp xác định giới hạn Atterberg : TCVN 4197 -2012
Các phương pháp xác định thành phần hạt : TCVN 4198 -2014
Phương pháp xác định sức chống cắt ở máy cắt phẳng : TCVN 4199 -1995
Phương pháp xác định tính nén lún : TCVN 4200 -2012
Phương pháp xác định khối lượng thể tích : TCVN 4202 -2012
Phương pháp thí nghiệm nén cố kết : ASTM D2435- 95
Phương pháp thí nghiệm mẫu nước : TCVN 3994 – 1985
Chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiệm : TCVN 9153 -2012
- Khái quát điều kiện mặt bằng:
Vị trí khảo sát dự án “GOLF LONG AN” nằm tại Xã Tân Mỹ – Huyện Đức Hòa – Tỉnh Long An, gần đường giao thông nên điều kiện mặt bằng tương đối thuận lợi cho công tác khoan khảo sát địa chất.
- Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát và thí nghiệm:
Khối lượng khoan: 05 hố khoan. Tổng cộng: 155m.
+ HK1: sâu 35m.
+ HK2, HK3, HK4, HK5: mỗi hố sâu 30m.
Tiến độ khoan khảo sát thực hiện ngoài hiện trường từ ngày 30/9/2014 đến ngày 05/10/2014 và thí nghiệm trong phòng từ 03/10 đến 14/10/2014.
II. CÔNG TÁC HIỆN TRƯỜNG:
Khối lượng khảo sát bao gồm những công việc chính sau đây:
Công tác khoan:
-
- Khối lượng khoan: 05 hố khoan, trong đó:
- HK1: 35m.
- HK2: 30m.
- HK3: 30m.
- HK4: 30m.
- HK5: 30m.
- Khối lượng khoan: 05 hố khoan, trong đó:
Công tác lẫy mẫu:
-
- Đất dính: Mẫu nguyên dạng được lấy bằng cách ép hoặc đóng ống mẫu thành mỏng, f= 75mm vào đáy hố khoan đã được làm sạch, sau đó mẫu được bọc kín parafin, dán nhãn và đặt vào nơi mát mẻ.
- Đất rời: Mẫu đất rời được lấy trong ống mẫu SPT và được lưu giữ trong bao plastic có dán nhãn.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):
Bộ dụng cụ khoan gồm:
- 1 máy khoan cuả Trung Quốc và các trang thiết bị.
- Máy bơm piston.
- Ống thép mở lỗ đường kính trong 110mm.
- Ống lấy mẫu là một ống vách mỏng miệng vạt bén từ ngoài vào có đường kính trong 74mm, dài 600mm.
- Bộ phận xuyên tiêu chuẩn SPT. Bộ xuyên là một ống chẻ đôi chiều dài 550mm (22”), đường kính ngoài 51mm (2”), đường kính trong 35mm (1”3/8). Mũi xuyên là bộ phận rời được ráp vào ống bằng răng, mũi xuyên dài 76mm (3”), miệng ống vạt bén từ ngoài vào trong có đường kính ống bằng đường kính ống chẻ đôi.
- Tạ nặng 63.5 kg (140lb).
- Tầm rơi tự do 76cm (30”).
- Hiệp đóng: 3 lần x 15cm (N là tổng số cuả 2 lần đóng về sau).
ĐẤT DÍNH |
ĐẤT HẠT RỜI |
|||
SỐ N |
SỨC CHỊU |
TRẠNG |
SỐ N |
ĐỘ CHẶT |
< 2 |
< 0.25 |
Chảy |
< 4 |
Rất bở rời |
III. THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG:
Các thí nghiệm sau đây được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Cơ Học Đất Vật Liệu Xây Dựng LAS-XD291 tại số 146 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh:
- Thành phần hạt.
- Độ ẩm.
- Dung trọng tự nhiên.
- Tỷ trọng.
- Giới hạn Atterberg.
- Thí nghiệm nén một trục.
- Thí nghiệm xác định góc nghỉ và hệ số rỗng (của cát).
- Nén nhanh.
- Cắt trực tiếp.
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT.
TT |
Công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Ghi chú |
1 |
Khoan trên cạn |
Mét |
30.0m x 4hố |
S = 155.0m |
2 |
Thí nghiệm SPT |
Lần |
77 |
|
3 |
Đo điện trở suất của đất |
Vị trí |
03 |
|
4 |
Thí nghiệm mẫu nguyên dạng |
Mẫu |
77 |
|
5 |
Thí nghiệm thành phần hạt |
Mẫu |
77 |
|
6 |
Thí nghiệm giới hạn Atterberg |
Mẫu |
77 |
|
7 |
Thí nghiệm cắt trực tiếp |
Mẫu |
77 |
|
8 |
Thí nghiệm nén cố kết |
Mẫu |
12 |
|
9 |
Thí nghiệm mẫu nước toàn phần tại HK2 |
Mẫu |
01 |
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT KHÁC
Báo cáo này được lập tuân thủ theo các quy trình hiện hành của Việt Nam.
Đất dính được phân loại theo chỉ số dẻo như sau:
Chỉ số dẻo Ip | Tên Đất |
Ip < 7 | Cát pha |
7< Ip <17 | Sét pha |
Ip >17 | Sét |
Đất rời được phân loại theo % thành phần hạt.
Tên đất | Hàm lượng hạt sét 0.005mm (% ) |
Sét |
60 – 30 |
Trạng thái của đất được phân loại theo độ sệt như sau:
Độ sệt B | Trạng thái |
B >1 |
Chảy |
1 > B > 0,75 |
Dẻo chảy |
0,75 > B > 0,5 |
Dẻo mềm |
0,5> B > 0,25 |
Dẻo cứng |
0,25> B > 0 |
Nửa cứng |
B < 0 |
Cứng |
V- ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trường & kết quả thí nghiệm trong phòng, địa tầng tại dự án: CĂN HỘ 9 VIEW có thể chia làm các lớp đất chính như sau:
HẠNG MỤC 1 : CÁC HỐ KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT HK1-HK2-HK3
- Lớp 1a : Sét, màu xám đen – xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
- Lớp 1 : Bùn sét, màu xám nâu, trạng thái chảy.
- Lớp 2 : Sét, màu nâu vàng – xám xanh, trạng thái dẻo cứng.
- Lớp 3 : Sét (bùn cố kết), màu xám xanh – xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
- Lớp 4 : Cát pha, màu xám đen – xám trắng.
Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Lớp đất |
1 |
2 |
3 |
4 |
Hạt sỏi% Hạt cát% Hạt bụi% Hạt sét% Độ ẩm tự nhiên W% Dung trọng ướt g T/m3 Dung trọng khô gk T/m3 Dung trọng đẩy nổi gđn T/m3 Tỷ trọng D T/m3 Độ bão hòa G% Độ rỗng n% Hệ số rỗng e0 Giới hạn chảy WL% Giới hạn dẻo Wp% Chỉ số dẻo Ip Độ sệt B Góc ma sát trong j0 Lực dính C KG/cm2 SPT |
– |
– |
– |
2.1 |
VI. TÍNH TOÁN THAM KHẢO TẠI HK1-HK2-HK3
Công trình: GOLF LONG AN khảo sát từ trên mặt đất trở xuống độ sâu 35.0m tại hố khoan HK1, HK2, HK3 gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống là: lớp 1a, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4.
Nếu đặt móng nằm ở lớp 1, ở độ sâu 1.2m cường độ chịu tải của lớp đất này như sau:
Rtc = (Ab + Bh) gw + DCtc (1)
h: là chiều sâu đặt móng = 1.2m
b: là chiều rộng móng lấy = 1.0m
gw: là dung trọng tự nhiên = 1.46 T/m3
Ctc: là lực dính tiêu chuẩn = 0.51 T/m2
A, B, D là các trị số phụ thuộc vào góc ma sát trong jo
jo = 030 47’. Tra bảng ta có :
A = 0.06 B = 1.24 D = 3.49
Thay giá trị vào (1). Ta có kết quả sau:
Rtc = (0.06 x 1.0 + 1.24 x 1.2) x 1.46 + 3.49 x 0.51 = 4.0 T/m2
Rtc = 0.40 KG/cm2
HẠNG MỤC : CÁC HỐ KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT HK4-HK5
- Lớp 1a : Sét, màu xám đen, trạng thái dẻo mềm.
- Lớp 1 : Sét lẫn sạn Laterit, màu nâu đỏ – xám trắng – nâu vàng, trạng thái dẻo cứng.
- Lớp 2 : Sét, màu xám trắng – nâu vàng – nâu hồng – nâu đỏ, trạng thái nửa cứng.
- Lớp 3 : Sét pha nặng, màu nâu vàng – xám trắng – nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.
- Lớp 4 : Sét pha nặng, màu nâu hồng, trạng thái dẻo cứng.
- Lớp 5 : Cát pha, màu nâu vàng – xám nâu.
- Lớp 6 : Sét, màu nâu – nâu vàng – xám xanh, trạng thái nửa cứng – cứng.
Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Lớp đất |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Hạt sỏi% Hạt cát% Hạt bụi% Hạt sét% Độ ẩm tự nhiên W% Dung trọng ướt g T/m3 Dung trọng khô gk T/m3 Dung trọng đẩy nổi gđn T/m3 Tỷ trọng D T/m3 Độ bão hòa G% Độ rỗng n% Hệ số rỗng e0 Giới hạn chảy WL% Giới hạn dẻo Wp% Chỉ số dẻo Ip Độ sệt B Góc ma sát trong j0 Lực dính C KG/cm2 SPT |
12.3 |
– |
– |
– |
– |
– |
VII. TÍNH TOÁN THAM KHẢO TẠI HK4-HK5
Công trình: GOLF LONG AN khảo sát từ trên mặt đất trở xuống độ sâu 30.0m tại hố khoan HK4, HK5 gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống là: lớp 1a, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 6.
Nếu đặt móng nằm ở lớp 1, ở độ sâu 1.2m cường độ chịu tải của lớp đất này như sau:
Rtc = (Ab + Bh) gw + DCtc (1)
h: là chiều sâu đặt móng = 1.2m
b: là chiều rộng móng lấy = 1.0m
gw: là dung trọng tự nhiên = 1.97 T/m3
Ctc: là lực dính tiêu chuẩn = 2.49 T/m2
A, B, D là các trị số phụ thuộc vào góc ma sát trong jo
jo = 140 34’. Tra bảng ta có :
A = 0.31 B = 2.24 D = 4.78
Thay giá trị vào (1). Ta có kết quả sau:
Rtc = (0.31 x 1.0 + 2.24 x 1.2) x 1.97 + 4.78 x 2.49 = 17.8 T/m2
Rtc = 1.78 KG/cm2
Tháng 10 năm 2014
Xem thêm:
Video Khoan khảo sát địa chất công trình tại KCN Cao, Tp. Thủ Đức