Phương án khảo sát địa chất LDG SKY, KDT Mới Bình Nguyên

PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

DỰ ÁN: LDG SKY KHU ĐÔ THỊ MỚI BÌNH NGUYÊN

Địa điểm: Lô C1, Khu ĐÔ Thị Mới Bình Nguyên, Phường Bình An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.

CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

    • Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
    • Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ;
    • Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
    • Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu t­ư xây dựng công trình;
    • Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của chính phủ ngày 05/04/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 9/2015/NĐ-CP và Nghi định 100/2018/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/07/2018 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

-Căn cứ thông tư 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 và thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định về quản lý chất lượng xây dựng;
-Căn cứ nhiệm vụ khảo sát địa chất của công ty tư vấn thiết kế.
-Căn cứ các tài liệu sử dụng cho chuyên ngành khảo sát địa kỹ thuật;
-Căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành.

-Khảo sát cho xây dựng theo tiêu chuẩn khảo sát xây dựng Việt Nam. Công tác khoan khảo sát thực hiện theo Tiêu Chuẩn Khảo Sát Xây Dựng TCVN 4419 : 1987, các phương pháp thử chùy tiêu chuẩn SPT tại hiện trường theo tiêu chuẩn TCVN 9351: 2012 và phương pháp thí nghiệm đất phải được thi hành đúng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4195- 4202 : 2012)
-Tiêu chuẩn khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng : TCVN 9363-2012

I- NHIỆM VỤ VÀ MỤC ĐÍCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHẢO SÁT

1. Nhiệm vụ khảo sát

Công tác khảo sát phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

  • Sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.
  • Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất, độ bền của đất tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, sức chịu tải của các lớp đất trong khu vực khảo sát để từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp móng, kích thước móng và độ sâu chọn móng an toàn và hợp lý cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.
  • Xác định đặc điểm, cao độ mực nước ngầm trong khu vực khảo sát ảnh hưởng đến điều kiện thi công, sử dụng công trình.

2. Mục đích khảo sát

  • Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo nên mặt cắt kỹ thuật.
  • Xác định rõ mặt cắt địa kỹ thuật dựa trên cơ sở địa điểm địa chất và các tính chất cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát, sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

II- THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

1. Thành phần công tác khảo sát

Công tác khảo sát địa chất phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

  • Sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.
  • Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất, độ bền của đất tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, sức chịu tải của các lớp đất trong khu vực khảo sát để từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp móng, kích thước móng và độ sâu chọn móng an toàn và hợp lý cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.
  • Xác định đặc điểm, cao độ mực nước ngầm trong khu vực khảo sát ảnh hưởng đến điều kiện thi công, sử dụng công trình.
  • Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo nên mặt cắt kỹ thuật.
  • Xác định rõ mặt cắt địa kỹ thuật dựa trên cơ sở địa điểm địa chất và các tính chất cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát, sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

diachat146

2. Phạm vi khảo sát

Khu vực khảo sát địa chất dự án LDG SKY Khu đô thị mới Bình Nguyên tại Lô C1, Khu Đô Thị Mới Bình Nguyên, Phường An Bình, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Nằm trong khu dân cư Bình Nguyên, khu làng đại học Thủ Đức.

3. Khối lượng công tác khoan khảo sát địa chất:

 

STT TÊN THÍ NGHIỆM KHỐI LƯỢNG GHI CHÚ
Công tác hiện trường
1 Khoan khảo sát địa chất trên cạn 10 hố mỗi hố sâu 70m. Tổng chiều sâu = 700 m 700m HK1 – HK10
2 Thí nghiệm xuyên động tiêu chuẩn SPT 350 lần Cứ 2m /1 lần TN
3 Lấy mẫu đất nguyên dạng bằng ống nhựa 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
4 Lấy mẫu nước 1 mẫu
5 Đo điện trở suất của đất 2 điểm Đo trong hố khoan
Công tác thí nghiệm trong phòng
1 Thí nghiệm mẫu đất nguyên dạng 9 chỉ tiêu theo TCVN
Phân loại và gọi tên các mẫu đất 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Độ ẩm tự nhiên 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Dung trọng tự nhiên 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Tỷ trọng 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Giới hạn chảy 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Giới hạn dẻo 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Thành phần hạt 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Góc ma sát trong 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Lực dính kết 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Thí nghiệm nén lún (nén nhanh) 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
Thí nghiệm cắt trực tiếp 350 mẫu Cứ 2m /1 mẫu TN
2 Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông 1 mẫu
3 Thí nghiệm nén cố kết 18 mẫu Thực hiện trong tầng đất yếu
4 Thí nghiệm nén 1 trục nở hông 12 mẫu
5 Thí nghiệm nén ba trục UU 12 mẫu 1 mẫu/ 1 lớp
6 Thí nghiệm nén ba trục CU 12 mẫu 1 mẫu/ 1 lớp
7 Lập báo cáo khảo sát (tiếng Việt) 07 bộ

 

  • * Trong quá trình khảo sát ngoài hiện trường, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất thực tế có thể điều chỉnh vị trí hố khoan và khối lư­ợng công việc cho phù hợp với sự đồng ý của Tư vấn hoặc đại diện tư vấn chủ đầu tư.

IV- PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ KHẢO SÁT VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Công tác hiện trường

Công tác khảo sát, thí nghiệm hiện trường được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau.

  • TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.
  • 22TCN 259:2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình.
  • TCVN 9363:2012 Khảo sát cho xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng.
  • TCXDVN 194:2006 Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật.
  • TCVN 2683:2012 Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển.
  • TCVN 9351:2012 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).

Thiết bị khoan gồm:

  • 2 máy khoan hiệu XY-1 của Trung Quốc và các trang thiết bị.
  • Máy bơm piston.
  • Ống thép mở lỗ đường kính trong 110mm.

Mạng lưới và các hố khoan:

  • Căn cứ vào sơ đồ mặt bằng tổng thể xây dựng công trình.
  • Căn cứ vào qui mô xây dựng công trình
  • Vị trí các hố khoan được xác định: bố trí 10 hố khoan mỗi hố sâu 70.0m. Tổng cộng độ sâu: 700.0m.

Công tác lấy mẫu:

Thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 2683:2012

  • Đối với đất dính: Mẫu nguyên dạng được lấy bằng cách ép hoặc đóng ống mẫu.
  • Đất rời: Mẫu đất rời được lấy trong ống mẫu SPT và được lưu giữ trong bao plastic có dán nhãn.
  • Độ dài mẫu phải tối thiểu đạt 20cm.
  • Ống đựng mẫu có đường kính Ø 89mm.
  • Mẫu đất nguyên dạng lấy theo độ sâu dự kiến của mỗ hố khoan, đơn vị khảo sát tiến hành lấy mẫu cứ 2m lấy một mẫu để thí nghiệm.
  • Tổng số mẫu nguyên dạng dự kiến: 350 mẫu

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):

Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (TCVN 9351:2012).

Mục đích:

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn được tiến hành cùng với công tác khoan thăm dò, để xác định địa tầng, độ chặt của cát, trạng thái của đất sét. Thí nghiệm này còn dùng để xác định chiều sâu dừng khoan khảo sát.

  • Nguyên tắc thí nghiệm:

Thí nghiệm SPT được tiến hành thí nghiệm trong tất cả các lỗ khoan và trong một lớp đất mà hố khoan đó gặp phải tiến hành một thí nghiệm.

  • Thông số kỹ thuật thiết bị thí nghiệm:

Mũi xuyên, ống mẫu chẻ đôi, đầu có ren nối, các thông số kỹ thuật.

– Chiều dài ống : 813 mm

+ Buồng lấy mẫu: 635 mm,

+ Đường kính trong: f 35mm, đường kính ngoài f 52 mm.

– Tạ tiêu chuẩn:

+ Trọng lượng: 63,5 Kg,

+ Chiều cao rơi tự do: 76cm.

  • Phương pháp tiến hành:

Phương pháp thí nghiệm SPT được xác định theo điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn TCVN 9351-2012. Thí nghiệm được thực hiện trong hố khoan. Khi khoan đến độ sâu cần thí nghiệm, dừng khoan làm sạch đáy hố khoan, kiểm tra chiều sâu lỗ khoan và thả bộ dụng cụ thí nghiệm xuống vị trí cần thí nghiệm, đánh dấu 3 đoạn, mỗi đoạn 15cm trên cần khoan kể từ miệng lỗ khoan. Đóng liên tục 3 hiệp để đưa mũi xuyên vào đất. Tổng số búa để đưa mũi xuyên đi vào 30 cm của 2 hiệp sau cùng chính là đại lượng xuyên tiêu chuẩn N, số búa đếm N được ghi vào sổ nhật ký mô tả khoan.

  • Chỉnh lý tài liệu xuyên tiêu chuẩn SPT:

Kết quả thí nghiệm cho phép xác định được N30 là số búa để xuyên vào đất 30cm. Để xác định được giá trị thực N30 phải tiến hành hiệu chỉnh.

Kết quả thí nghiệm được hiệu chỉnh theo TCVN 9351-2012

Bảng phân loại đất theo trị số xuyên tiêu chuẩn SPT (N)

Đất dính Đất hạt rời
Số N Sức chịu

Nén đơn  kG/cm2

Trạng      thái Số N Độ      chặt
< 2

2 – 4

5 – 8

9 – 15

16 – 30

> 30

< 0.25

0.25 – 0.50

0.50 – 1.00

1.00 – 2.00

2.00 – 4.00

> 4.00

Chảy

Dẻo chảy

Dẻo mềm

Dẻo cứng

Nửa cứng

Cứng

< 4

4 – 10

11 – 30

31 – 50

> 50

Rất bời rời

Rời

Chặt vừa

Chặt

Rất chặt

  • Dự kiến đóng SPT: 350 lần.

Thí nghiệm điện trở suất: 02 vị trí

Phương pháp được sử dụng là đo Carota điện (Đo địa vật lý hố khoan); cụ thể: Đo mặt cắt đối xứng 4 điện cực dọc thành hố khoan. Kết quả đo cuả phương pháp này là điện trở suất thực cuả đất tại mỗi vị trí được đo

Điều kiện dừng khoan.

-Khoan đến độ sâu yêu cầu.
-Chỉ số N của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho mẫu cuối cùng của từng hố khoan phải đạt tối thiểu là : đất dính SPT: 30 búa/ hiệp; đất rời: 50 búa/ hiệp) trong bề dày liên tục 3.0m
-Đối với trường hợp khoan gặp đá thì khoan vào đá ít nhất là 1m và tối đa là 5m

2. Công tác trong phòng thí nghiệm:

  • Thí nghiệm trong phòng: Công tác thí nghiệm mẫu đất được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Cơ Học Đất Vật Liệu Xây Dựng mã số Las XD -291 thuộc Liên Hiệp Địa Kỹ Thuật Nền Móng Công Trình. Tại địa chỉ: Số 146 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Công tác thí nghiệm trong phòng được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau hoặc mã số tương đương.

  • TCVN 5747:1993 Đất xây dựng – Phân loại.
  • TCVN 4195:2012 Xác định khối lượng riêng.
  • TCVN 4202:2012 Xác định khối lượng thể tích.
  • TCVN 4196:2012 Xác định độ ẩm và độ hút ẩm.
  • TCVN 4197:2012 Xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy.
  • TCVN 4198:1995 Xác định thành phần hạt.
  • TCVN 4200:2012 Xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.
  • TCVN 4199:1995 Xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng.
  • TCXD 81-1981 Phương pháp thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông
  • TC ASTM D2435 Phương pháp thí nghiệm nén cố kết Cv
  • TC ASTM D2850 Phương pháp thí nghiệm nén ba trục UU
  • TC ASTM D4767 Phương pháp thí nghiệm nén ba trục CU
  • TC ASTM D2166 Phương pháp thí nghiệm nén ba trục QU
  • TCVN 9153:2012 Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý thống kê.
Mục đích:

Thí nghiệm trong phòng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất địa chất công trình của đất đá, xác định thành phần hóa học của nước

Phương pháp tiến hành:

Công tác thí nghiệm trong phòng được tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất đá và thành phần hoá học của nước dưới đất. Tuỳ theo giai đoạn khảo sát phục vụ mục tiêu cụ thể của dự án, chúng tôi đề xuất như sau:

  • Sau khi hoàn tất công tác thi công thực địa, các mẫu đất đá thu thập được phải được đưa về phòng thí nghiệm hợp chuẩn để tiến hành công tác thí nghiệm trong phòng phân tích các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các bài toán về nền móng phục vụ công tác thiết kế.
    • Công tác thí nghiệm mẫu
  • Vận chuyển mẫu: Việc vận chuyển mẫu phải được thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh làm hư hỏng mẫu và tuân thủ các quy định ngặt nghèo của công tác vận chuyển mẫu, khi vận chuyển mẫu không được để mẫu chịu tác động sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
  • Bảo quản mẫu:

+ Thời gian bảo quản mẫu nguyên trạng (từ thời điểm lấy mẫu cho đến khi thí nghiệm) không được vượt quá hai tháng đối với đá bền vững, đất ít ẩm, cũng như đất loại sét có trạng thái cứng và nửa cứng; một tháng đối với đá nủa cứng, đất hòn lớn, cát ẩm, đất có trạng thái dẻo cứng và dẻo mềm; 15 ngày – đối với than bùn, bùn và đất loại sét có trạng thái chảy và dẻo chảy.

+ Thời gian bảo quản mẫu nguyên trạng đã được bao gói (từ thời điềm lấy đến bắt đầu thí nghiệm) khi không có phòng lưu trữ không được vượt quá 15 ngày; riêng đối với than bùn, đá than bùn và bùn- không được vượt quá 5 ngày.

+ Thời gian bảo quản mẫu không nguyên trạng nhưng cần giữ độ ẩm tự nhiên đã được bao gói – không quá 02 ngày. Nếu mẫu được cân ngay sau khi lấy, cho phép bảo quản đến 05 ngày.

Kiểm tra mẫu và mở mẫu thí nghiệm: khi mẫu đất đá được vận chuyển về phòng thí nghiệm, cán bộ thí nghiệm phải tiến hành công tác kiểm tra và mở mẫu thí nghiệm. Mẫu chỉ được đem thí nghiệm khi có đầy đủ phiếu ghi chép thông tin, mẫu còn nguyên dạng không bị phá huỷ trong quá trình lấy và vận chuyển. Các mẫu đất đá không đủ tiêu chuẩn phải được loại bỏ không tiến hành thí nghiệm.

– Sau khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng mẫu sẽ được phân thành nhiều phần theo quy định để tiến hành thí nghiệm các thông tin chỉ tiêu cơ lý.

– Các kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng kết quả theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.

– Cán bộ phụ trách thí nghiệm sau khi có kết quả thí nghiệm tiến hành đánh giá, phân tích và loại bỏ các mẫu thí nghiệm có các chỉ tiêu không chính xác hoặc không phù hợp với các chỉ tiêu chung của vùng, tổng hợp, lập báo cáo kết quả thí nghiệm và chuyển cho cán bộ kỹ thuật phụ trách lập báo cáo kết quả khảo sát.

– Dựa vào thành phần, trạng thái, điều kiện làm việc của đất nền, tính chất và nhiệm vụ của giai đoạn khảo sát, các thí nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn TCVN 4195 – 4202 ban hành năm 2012 của Bộ Xây dựng.

  • Mẫu thí nghiệm độ ẩm tự nhiên:

– Độ ẩm tự nhiên theo TCVN 4196-2012 được tính toán với lượng nước bốc hơi được sấy khô ở lò sấy có độ nóng 105oC. Độ ẩm tự nhiên được tính bằng bách phân so với khối lượng đất đã sấy khô.

  • Xác định loại đất:

– Phân tích cỡ hạt: Qua rây sàng theo TCVN 4198-1995. Các hạt mịn của bùn, sét phải qua thủy đồ theo Tiêu Chuẩn TCVN.

– Các giới hạn Atterberg và chỉ số dẻo: Giới hạn chảy (WL) phải dùng cho mẫu nguyên dạng của đất hạt dẻo, dùng phương pháp kim hình nón thâm nhập . Giới hạn dẻo (WP) phải dùng mẫu nguyên dạng của đất hạt dẻo, TCVN 4197-2012

  • Thí nghiệm sức kháng cắt của đất:

Thí nghiệm cắt nhanh (cắt trực tiếp): Cần thực hiện thí nghiệm theo đúng quy định của TCVN 4199-1995 cho các mẫu đất ở trạng thái tự nhiên.

– Thực hiện bằng hộp cắt. Trường hợp phòng thí nghiệm không có mẫu đúng kích thước với thiết bị có sẵn thì có thể thực hiện theo phương pháp riêng nhưng cần phải giải trình rõ.

  • Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông:

Phương pháp thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông đúng theo quy định của tiêu chuẩn: TCXD 81-1981

  • Thí nghiệm mẫu nén cố kết Cv: 12 mẫu

Phương pháp thí nghiệm mẫu nén cố kết đúng theo quy định của tiêu chuẩn : ASTM D2435

  • Thí nghiệm mẫu nén cố kết UU: 8 mẫu

Phương pháp thí nghiệm mẫu nén 3 trục đúng theo quy định của tiêu chuẩn : ASTM D2850

  • Thí nghiệm mẫu nén ba trục CU: 8 mẫu

Phương pháp thí nghiệm mẫu nén ba trục CU đúng theo quy định của tiêu chuẩn : ASTM D4767

  • Thí nghiệm mẫu nén không hạn chế nở hông QU: 8 mẫu

Phương pháp thí nghiệm mẫu nén không hạn chế nở hông đúng theo quy định của: ASTM D2166

  • Báo cáo thí nghiệm phải đúng theo Nghị định số 46/2015-NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Ngoài các chỉ tiêu làm thí nghiệm trên, các chỉ tiêu khác như: Dung trọng khô, dung trọng đẩy nổi, độ bảo hòa nước, độ rỗng, chỉ số dẻo, chỉ số độ sệt, hệ số rỗng, modul biến dạng, … dùng các công thức theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để tính toán.

Phương án khảo sát địa chất LDG SKY, KDT Mới Bình Nguyên được lập ngay sau khi Chủ đầu tư cung cấp Đề cương khoan khảo sát địa chất.

  1. Công tác chỉnh lý số liệu, báo cáo kỹ thuật: Báo cáo kỹ thuật sẽ được thiết lập sau khi kết thúc toàn bộ các công tác khảo sát ngoài hiện trường cũng như thí nghiệm trong phòng.
  • Căn cứ thực hiện công tác khảo sát.
  • Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
  • Thiết bị dùng trong công tác khảo sát.
  • Khối lượng khảo sát.
  • Kết quả, Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát.
  • Kết luận kiến nghị.
  • Các phụ lục kèm theo.
  • Sơ đồ bố trí hố khoan
  • Các hình trụ hố khoan
  • Mặt cắt địa chất công trình
  • Các biểu kết quả thí nghiệm đất
  • Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý đất
  • Hình chụp các hố khoan ngoài hiện trường
  • Báo cáo khảo sát địa chất được thành lập 07 bộ (tiếng Việt), 01 CD và giao cho Chủ đầu tư.

TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐƯỢC ÁP DỤNG

  • Khảo sát hiện trường:
  • TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.
  • 22TCN 259:2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình.
  • TCVN 9363:2012 Khảo sát cho xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng.
  • TCXDVN 194:2006 Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật.
  • TCVN 2683:2012 Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển.
  • TCVN 9351:2012 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
  • Thí nghiệm trong phòng:
  • TCVN 5747:1993 Đất xây dựng – Phân loại.
  • TCVN 4195:2012 Xác định khối lượng riêng.
  • TCVN 4202:2012 Xác định khối lượng thể tích.
  • TCVN 4196:2012 Xác định độ ẩm và độ hút ẩm.
  • TCVN 4197:2012 Xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy.
  • TCVN 4198:1995 Xác định thành phần hạt.
  • TCVN 4200:2012 Xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.
  • TCVN 4199:1995 Xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng.
  • TCXD 81 : 1981 Phương pháp thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông
  • TC ASTM D2435 Phương pháp thí nghiệm nén cố kết Cv
  • TC ASTM D2850 Phương pháp thí nghiệm nén ba trục UU
  • TC ASTM D4767 Phương pháp thí nghiệm nén ba trục CU
  • TC ASTM D2166 Phương pháp thí nghiệm nén ba trục QU
  • TCVN 9153:2012 Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý thống kê.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

  • Đơn vị khảo sát:

– Công tác khảo sát sẽ tiến hành thực hiện ngay sau khi phư­­ơng án khảo sát được Chủ đầu tư­ phê duyệt, và hoàn thành trong thời gian dự kiến  28  ngày.

– Nhà thầu khảo sát phải thực hiện đúng nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát được Chủ đầu tư phê duyệt. Trong quá trình khảo sát, nếu phát hiện các yếu tố bất thường, nhà thầu khảo sát được đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung nội dung phương án kỹ thuật nhưng không làm thay đổi nhiệm vụ khảo sát được duyệt. Những đề xuất này phải được tư vấn chính và đại diện Chủ đầu tư chấp thuận.

– Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm tái lập lại mặt bằng hiện trang khi khoan xong từng hố khoan.

– Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình khảo sát tại hiện trường:

+ Đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm và công trình phụ cận cũng như an toàn cho người lao động trong quá trình khảo sát.

+ Không tiến hành thi công khi gặp bất lợi về thời tiết (mưa, bão…).

– Đảm bảo vệ sinh môi trường: Sau khi khoan xong, dọn vệ sinh mặt bằng thi công và tái  lấp mặt bằng để trả lại trạng thái ban đầu,.

– Tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư cử người theo dõi, kiểm tra giám sát, ký biên bản nghiệm thu thành phần công tác ngoài hiện trường, biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác khảo sát ngoài hiện trường…

– Các mẫu đất sẽ được đưa về các phòng thí nghiệm hợp chuẩn trong thời gian sớm nhất để tiến hành thí nghiệm:

Trang thiết bị, phương tiện khảo sát

–             Xe ôtô vận chuyển máy khoan đến vị trí khảo sát

  • Máy khoan thuỷ lực và các thiết bị kèm theo: 02 bộ

(cần khoan, ống mẫu, bộ dụng cụ đóng xuyên tiêu chuẩn SPT….)

Nhân sự tham gia công trình.

–             Kỹ sư, chủ trì khảo sát địa chất công trình               01 người

  • Kỹ sư, chịu trách nhiệm thí nghiệm                        01 người
  • Chứng chỉ thí nghiệm viên 04 người

–             Công nhân                                                                08 người

Trước khi tiến hành khảo sát phần nhân sự được đăng ký cụ thể.

Chủ đầu tư:

  • Chủ đầu tư thực hiện công tác giải toả, bàn giao mặt bằng và hỗ trợ các thủ tục cần thiết tại khu vực khảo sát để bảo đảm cho công tác khảo sát thực hiện đúng tiến độ.
  • Chủ đầu tư thực hiện việc giám sát công tác khảo sát tại hiện trường và nghiệm thu toàn bộ công tác khảo sát.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN : 28 NGÀY

 –  Thời gian hoàn thành công tác khảo sát dự kiến là 28 ngày.

Ngày 1-22 : khoan khảo sát địa chất hiện trường

Ngày 5-25 : thí nghiệm trong phòng

Ngày 26-28 : Lập báo cáo

 

BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THI CÔNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

–  Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm tái lập lại mặt bằng hiện trang khi khoan xong từng hố khoan.

– Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình khảo sát tại hiện trường :

+ Đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm và công trình phụ cận cũng như an toàn cho người lao động trong quá trình khảo sát.

+ Không tiến hành thi công khi gặp bất lợi về thời tiết (mưa, bão…).

– Đảm bảo vệ sinh môi trường: Sau khi khoan xong, dọn vệ sinh mặt bằng thi công và tái  lấp mặt bằng để trả lại trạng thái ban đầu.

Phương án khảo sát địa chất LDG SKY Khu đô thị mới Bình Nguyên được Công Ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 lập dựa theo đề cương nhiệm vụ Chủ đầu tư cung cấp.

Phương án khảo sát địa chất sẽ được giao nộp cho Chủ đầu tư 4 bộ.

Contact Me on Zalo
Call Now Button