Nội dung báo cáo khảo sát địa kỹ thuật được quy định tại Phụ lục A của TCVN 9363:2012.
Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật (báo cáo khảo sát địa chất ) phải tuân thủ sát theo Phụ Lục A của TCVN 9363:2012. Đây là tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành, áp dụng trên toàn quốc.
Nội dung cụ thể của phụ lục A được thể hiện bên dưới.
Phụ lục A
(Quy định)
Nội dung báo cáo khảo sát địa kỹ thuật
A.1 Mở đầu
– Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;
– Các căn cứ phục vụ công tác khảo sát;
– Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc biệt khác.
A.2 Phương án khảo sát
– Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;
– Bố trí các điểm thăm dò;
– Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương pháp khảo sát và thí nghiệm.
A.3 Điều kiện địa kỹ thuật của đất nền
– Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;
– Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền móng và công trình;
– Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện phục vụ tính toán thiết kế nền móng;
– Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có).
A.4 Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình
– Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;
– Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng;
– Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng, đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép, đồng thời đưa ra phương án dự phòng;
– Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công trình;
– Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận.
A.5 Kết luận chung và kiến nghị
A.6 Phần phụ lục
Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần thiết phải có:
– Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;
– Các trụ địa tầng hố khoan;
– Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện…;
– Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;
– Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;
– Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát;
– Tài liệu tham khảo.