Nhiệm vụ khảo sát địa chất – Serenity Sky Villas, 259 Điện Biên Phủ

NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

CÔNG TRÌNH: SERENITY SKY VILLAS
ĐỊA ĐIỂM: 259 ĐIỆN BIÊN PHỦ, PHƯỜNG 7, QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH

Tại sao phải lập nhiệm vụ khảo sát địa chất?

Nhiệm vụ khảo sát địa chất được lập ra để làm cơ sở cho quá trình khoan khảo sát địa chất sau này, gồm có khối lượng, tiêu chuẩn cụ thể để áp dụng cho công tác khảo sát.

Công trình nào cần lập nhiệm vụ khảo sát địa chất?

Tất cả các công trình khoan đều phải lập nhiệm vụ khảo sát địa chất. Số lượng  cần là 1 bản cứng có đóng đấu.

Nhiệm vụ khảo sát địa chất có phải trình Chủ đầu tư ký ?

Trình Chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát địa chất trước khi công tác khảo sát địa chất hiện trường được tiến hành. Dựa theo các tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng yêu cầu mà thực hiện công trình.

Dựa theo cơ sở nào để lập nhiệm vụ khảo sát địa chất?

Nhiệm vụ khảo sát địa chất được lập dựa theo đề cương của Chủ đầu tư cung cấp. Đề cương khảo sát địa chất được thiết kế kếu cấu lập ra, có yêu cầu cụ thể khối lượng khoan khảo sát, phương pháp tiến hành, các tiêu chuẩn áp dụng.

PHẦN I – CƠ SỞ LẬP NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

A. CƠ SỞ PHÁP LÝ

    • Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
    • Căn cứ Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
    • Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 08 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

  • Căn cứ Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây Dựng về  hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

B. NHIỆM VỤ VÀ MỤC ĐÍCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHẢO SÁT

Nhiệm vụ khảo sát địa chất

Công tác khảo sát phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

Sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất, độ bền của đất tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, sức chịu tải của các lớp đất trong khu vực khảo sát để từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp móng, kích thước móng và độ sâu chọn móng an toàn và hợp lý cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.

Xác định đặc điểm, cao độ mực nước ngầm trong khu vực khảo sát ảnh hưởng đến điều kiện thi công, sử dụng công trình.

Mục đích khảo sát

Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo nên mặt cắt kỹ thuật.
Xác định rõ mặt cắt địa kỹ thuật dựa trên cơ sở địa điểm địa chất và các tính chất cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát, sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

Phạm vi khảo sát

Khu vực khảo sát là khu thuộc công trình xây dựng: SERENITY SKY VILLAS tại địa điểm: 259 Điện Biên Phủ, Q.3, Tp.HCM.
Tổng diện tích 1.505m2, nằm trên trục chính đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Tp.HCM.
Mật độ xây dựng: 55%.

Gồm 2 block, 17 tầng và 12 tầng.

nhiem-vu-khao-sat-dia-chat-serenity-sky-villas
Căn hộ Serenity Sky Villas, 259 Điện Biên Phủ, P.7, Quận 3, Tp.HCM

Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng:

Khảo sát hiện trường:
  •  Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản                     :TCVN 4419 – 1987
  • Tiêu chuẩn ngành khoan khảo sát địa chất                     :22TCN259 – 2000
  • Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật               : TCVN 9363 – 2012
  • Đất xây dựng, lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu: TCVN 2683 – 2012
  • Đất xây dựng, phương pháp thí nghiệm hiện trường, xuyên tiêu chuẩn : TCVN 9351 – 2012
Thí nghiệm trong phòng:
  • Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm  : TCVN 4195 – 2012
  • Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm        : TCVN 4196 – 2012
  • Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm   : TCVN 4197 – 2012
  • Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm    : TCVN 4198 – 2012
  • Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm         : TCVN 4202 – 2012
  • Phương pháp thí nghiệm nén cố kết                                       : ASTM D2435 – 11
  • Phương pháp thí nghiệm nén ba trục UU                              : ASTM-D2850 – 02
  • Phương pháp thí nghiệm nén ba trục CU                              : ASTM-D4767 – 02
  • Phương pháp thí nghiệm mẫu nước                                        : TCXD 81-1981
  • Phương pháp khảo sát thí nghiệm tại hiện trường – thí nghiệm thấm tại hiện trường  : BS 5930- 1999 phần 4
  • Chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiệm                             : 20TCN – 74/87

PHẦN II – PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT

Công tác hiện trường

Công tác khảo sát, thí nghiệm hiện trường được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau.

    • Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản                     :TCVN 4419 – 1987
    • Tiêu chuẩn ngành khoan khảo sát địa chất                     :22TCN259 – 2000
    • Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật               : TCVN 9363 – 2012
    • Đất xây dựng, lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu: TCVN 2683 – 2012
    • Đất xây dựng, phương pháp thí nghiệm hiện trường, xuyên tiêu chuẩn : TCVN 9351 – 2012

Tiêu chuẩn thí nghiệm hiện trường của nhiệm vụ khảo sát địa chất theo yêu cầu tiêu chuẩn từ đề cương đưa ra.

Thiết bị khoan gồm:

* Máy khoan hiệu XI-1 cuả Trung Quốc và các trang thiết bị.
* Máy bơm piston.
* Ống thép mở lỗ đường kính trong 110mm.

* Mạng lưới và các hố khoan

Căn cứ vào sơ đồ mặt bằng tổng thể xây dựng công trình.
Căn cứ vào qui mô xây dựng công trình

Vị trí các hố khoan được xác định: bố trí 2 hố khoan, mỗi hố su 50m. Tổng cộng 100m.

Nhiệm vụ khảo sát địa chất dựa theo sát Đề cương mà Chủ đầu tư cung cấp, có khối lượng cụ thể được đề cập.

Công tác lấy mẫu

Thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9363 – 2012

* Đối với đất dính: Mẫu nguyên dạng được lấy bằng cách ép hoặc đóng ống mẫu.
* Đất rời: Mẫu đất rời được lấy trong ống mẫu SPT và được lưu giữ trong bao plastic có dán nhãn.
* Độ dài mẫu phải tối thiểu đạt 20cm.
* Ống đựng mẫu có đường kính Ø 89mm.
* Mẫu đất nguyên dạng lấy theo độ sâu dự kiến của mỗ hố khoan, đơn vị khảo sát tiến hành lấy mẫu cứ 2m lấy một mẫu để thí nghiệm.
* Tổng số mẫu nguyên dạng dự kiến: 50 mẫu.

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):

Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn TCVN 9351 – 2012
Mục đích:

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn được tiến hành cùng với công tác khoan thăm dò, để xác định địa tầng, độ chặt của cát, trạng thái của đất sét. Thí nghiệm này còn dùng để xác định chiều sâu dừng khoan khảo sát.

 Nguyên tắc thí nghiệm:

Thí nghiệm SPT được tiến hành thí nghiệm trong tất cả các lỗ khoan và trong một lớp đất mà hố khoan đó gặp phải tiến hành một thí nghiệm.

 Thông số kỹ thuật thiết bị thí nghiệm:

Mũi xuyên, ống mẫu chẻ đôi, đầu có ren nối, các thông số kỹ thuật.
– Chiều dài ống : 813 mm
+ Buồng lấy mẫu: 635 mm,
+ Đường kính trong: f 35mm, đường kính ngoài f 52 mm.
– Tạ tiêu chuẩn:
+ Trọng lượng: 63,5 Kg,
+ Chiều cao rơi tự do: 76cm.

 Phương pháp tiến hành:

Phương pháp thí nghiệm SPT được xác định theo điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn TCVN 9351-2012.

Thí nghiệm được thực hiện trong hố khoan. Khi khoan đến độ sâu cần thí nghiệm, dừng khoan làm sạch đáy hố khoan, kiểm tra chiều sâu lỗ khoan và thả bộ dụng cụ thí nghiệm xuống vị trí cần thí nghiệm, đánh dấu 3 đoạn, mỗi đoạn 15cm trên cần khoan kể từ miệng lỗ khoan. Đóng liên tục 3 hiệp để đưa mũi xuyên vào đất.

Tổng số búa để đưa mũi xuyên đi vào 30 cm của 2 hiệp sau cùng chính là đại lượng xuyên tiêu chuẩn N, số búa đếm N được ghi vào sổ nhật ký mô tả khoan.

Chỉnh lý tài liệu xuyên tiêu chuẩn SPT:

Kết quả thí nghiệm cho phép xác định được N30 là số búa để xuyên vào đất 30cm. Để xác định được giá trị thực N30 phải tiến hành hiệu chỉnh.

Bảng phân loại đất theo trị số xuyên tiêu chuẩn SPT (N)

Đất dính
Đất hạt rời
Số N

Sức chịu
Nén đơn  kG/cm2

Trạng thái

Số N

Độ chặt

< 2
2 – 4
5 – 8
9 – 15
16 – 30
> 30

< 0.25
0.25 – 0.50
0.50 – 1.00
1.00 – 2.00
2.00 – 4.00
> 4.00

Chảy
Dẻo chảy
Dẻo mềm
Dẻo cứng
Nửa cứng
Cứng
< 4
4 – 10
11 – 30
31 – 50
> 50
Rất bời rời
Rời
Chặt vừa
Chặt
Rất chặt
              • Dự kiến đóng SPT 50 lần.
        • Điều kiện dừng khoan: Khoan đến độ sâu yêu cầu.
        • Thí nghiệm quan trắc mực nước ngầm:
        • Kết cấu giếng:
nhiem-vu-khao-sat-dia-chat-gieng-quan-trac
Giếng quan trắc

1.1 Kết cấu giếng quan trắc

1.2 Các bước thi công giếng standpipe:

        • Khoan giếng có đường kính D100mm đến độ su 12m tại BH3 v 25m tại BH4.
        • Làm sạch hố khoan bằng nước.
        • Hạ ống lọc 4m, giếng BH3 từ 8-12m, giếng BH4 từ 22-25m.
        • Chèn cát, sạn sỏi đến độ sâu 8- 12m tại BH3 v trong tầng cát xung quanh độ sâu 25m tại BH4.
        • Lớp trên cùng trắm bằng xi măng giúp ổn định
        • Đậy nắp, sơn bảo vệ tiến hành quan trắc.
Phương pháp và dụng cụ quan trắc :
        • Giếng quan trắc BH3 có độ su 12m, từ độ sâu 8m đến 12m đặt ống lọc để theo di sự biến động của mực nước dưới đất. Giếng quan trắc BH4 có độ sâu 25m, từ độ sâu 22m đến 25m đặt ống lọc để theo di sự biến động của mực nước dưới đất, Ống lọc có đục lỗ đường kính lỗ thành ống là 2mm.
        • Bên ngoài giữa vách hố khoan và thành ống lọc có trám cát sạn sỏi giúp mực nước trong giếng không bị trễ so với mực nước tầng chứa nước.
        • Dụng cụ quan trắc : Mực nước trong các giếng quan trắc được đo bằng thước đo độ sâu dùng hiệu ứng điện.
        • Thời gian quan trắc:

Thời gian quan trắc: 30 ngày (15 ngày đầu 1 lần /ngày; 15 ngày sau 2 lần /ngày.)

Phương pháp biểu diễn mực nước ngầm và áp lực nước lỗ rỗng  theo thời gian

nhiem-vu-khao-sat-dia-chat-259-ap-luc-nuoc-lo-rong-h3

Báo cáo quan trắc nước dưới đất :

Báo cáo được chia làm 2 phần, dựa theo nhiệm vụ khảo sát địa chất được phê duyệt, với các nội dung như sau

Phần thuyết minh báo cáo:

Cơ sở của báo cáo
Mục đích quan trắc
Nội dung, công việc và phương pháp quan trắc
Kết quả quan trắc
Kết luận và kiến nghị

Phần phụ lục:

Mặt bằng phân bố điểm quan trắc

Đồ thị thay đổi mực nước ngầm của các điểm quan trắc theo các chu kỳ đo.

Thí nghiệm thấm hiện trường:

Sử dụng phương pháp đổ nước thí nghiệm theo tiêu chuẩn BS 5930-1999 phần 4:

Công tác khoan:

Khoan 1 hố khoan sâu 35m.
Ký hiệu hố khoan như sau: BH5.

Công tác thí nghiệm hiện trường:

Công tác thí nghiệm thấm tại hiện trường được thực hiện tại 2 độ sâu khác nhau trong hố khoan BH5.

Độ sâu 5-10m
Độ sâu 30-35m

Phương pháp thí nghiệm:

Thí nghiệm thấm tại hiện trường được thực hiện theo tiêu chuẩn BS5930-1999 – Phần 4: thí nghiệm thấm tại hiện trường. Phương pháp cột nước thay đổi.

Trong đề cương Chủ đầu tư yêu cầu có thí nghiệm thấm hiện trường nên nhiệm vụ khảo sát địa chất phải đề cập chi tiết khối lượng, tiêu chuẩn áp dụng và độ sâu thí nghiệm cụ thể.

Thí Nghiệm thấm hiện trường:

Kết cấu giếng thí nghiệm và hệ số F

nhiem-vu-khao-sat-dia-chat-cong-thuc-tinh-tham-2

Các bước thí nghiệm:
a/ Đo đoạn 10m:

          • Khoan giếng BH5 có đường kính D90mm đến độ sâu 9.0m.
          • Làm sạch hố khoan bằng nước.
          • Hạ ống chống đến độ sâu 9m.
          • Chèn sét cho kín khoảng không giữa ống chống và thành hố khoan
          • Thả ống khoan vào khoan đến độ sâu 10m
          • Đổ đầy nước và tiến hành đo theo thời gian : 1, 2, 3, 4, 5, 10,15, 20, 30phút, 1giờ, 2 giờ, 3 giờ

b/ Đo đoạn 35m

          • Khoan giếng có đường kính D90mm đến độ sâu 34.0
          • Làm sạch hố khoan bằng nước.
          • Hạ ống chống đến độ sâu 34m.
          • Chèn sét cho kín khoảng không giữa ống chống và thành hố khoan
          • Thả ống khoan vào khoan đến độ sâu 35m
          • Đổ đầy nước và tiến hành đo theo thời gian : 1, 2, 3, 4, 5, 10,15, 20, 30phút, 1giờ, 2 giờ, 3 giờ

Công thức tính toán:

nhiem-vu-khao-sat-dia-chat-cong-thuc-tinh-tham

          • k : Hệ số thấm
          • A : diện tích cắt ngang của ống chống
          • F : l hệ số điều chỉnh
          • H1 : Giá trị đo mực nước tại thời điểm t1
          • H2 : Giá trị đo mực nước tại thời điểm t2
          • Báo cáo kết quả thí nghiệm : Được thực hiện ở trong phòng

Công tác trong phòng thí nghiệm:

          • Thí nghiệm trong phòng: thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý đất
          • Công tác thí nghiệm trong phòng được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau hoặc mã số tương đương.
          • Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm     : TCVN 4195 – 2012
          • Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm      : TCVN 4196 – 2012
          • Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm     : TCVN 4197 – 2012
          • Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm       : TCVN 4198 – 2012
          • Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm : TCVN 4202 – 2012
          • Phương pháp thí nghiệm nén cố kết                           : ASTM D2435 – 95
          • Phương pháp thí nghiệm nén ba trục UU                   : ASTM-D2850 – 95
          • Phương pháp thí nghiệm nén ba trục CU                   : ASTM-D4767 – 95
          • Phương pháp thí nghiệm mẫu nước                            : TCXD 81-1981

Tiêu chuẩn của công tác thí nghiệm trong phòng của nhiệm vụ khảo sát địa chất dựa theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

Công tác chỉnh lý số liệu, báo cáo kỹ thuật:

Báo cáo kỹ thuật sẽ được thiết lập sau khi kết thúc toàn bộ các công tác khảo sát ngoài hiện trường cũng như thí nghiệm trong phòng.

Đặc điểm, qui mô, tính chất của công trình.
Vị trí điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát.
Tiêu chuẩn áp dụng khi khảo sát.

Khối lượng khảo sát.
Qui trình, phương pháp và thiết bị sử dụng khảo sát.
Phân số liệu, đánh giá kết quả khảo sát.
Kết luận kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.

Các phụ lục kèm theo.
Sơ đồ bố trí hố khoan
Các hình trụ hố khoan
Mặt cắt địa chất công trình
Các biểu kết quả thí nghiệm đất

Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý đất
Báo cáo khảo sát địa chất phải được thành lập 05 bộ (Tiếng Việt) và giao cho Chủ đầu tư.

Nhiệm vụ khảo sát địa chất được lập thành 1 bộ giao Chủ đầu tư.

Khối lượng công tác khoan khảo sát dự kiến công trình Serenity Sky Villas:

* Khoan  : 2 hố x 50m. Tổng cộng : 100m. (Ký hiệu: BH1, BH2)
* Lấy mẫu đất thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý (2m lấy 1 mẫu) = 50 mẫu.
* Thí nghiệm mẫu trong phịng= 50 mẫu.
* Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn tại hiện trường (thí nghiệm SPT): 50 lần.

* Quan trắc nước ngầm trong hố khoan:
– Giếng khoan BH3: 01 giếng quan trắc trong tầng sét, độ sâu quan trắc 8-12m.
– Giếng khoan BH4: 01 giếng quan trắc trong tầng cát, độ sâu quan trắc 25m trong tầng cát.
– Thời gian quan trắc: 30 ngày (15 ngày đầu 1 lần /ngày; 15 ngày sau 2 lần /ngày.)

* Xác định độ thấm của đất bằng đổ nước thí nghiệm theo BS5930-1999:
– Giếng BH5: đổ nước 2 đoạn trong hố khoan tại độ sâu 5-10 m và 30-35m.

* Thí nghiệm đo điện trở suất của đất: 02 TN.
* Thí nghiệm ba trục UU: 8 mẫu.
* Thí nghiệm ba trục CU: 8 mẫu.
* Thí nghiệm nn cố kết: 8 mẫu.
* Mẫu nước ăn mòn bê tông: 02 mẫu.
* Vận chuyển máy móc thiết bị đi và về: 2 lượt.
* Báo cáo tiếng Việt 5 bộ; tiếng Anh 5 bộ.

Dựa theo yêu cầu của đề cương, đơn vị khảo sát địa chất lập nhiệm vụ khảo sát địa chất theo khối lượng chỉ định. Khối lượng này có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế quá trình khoan khảo sát địa chất sau này.

Hồ sơ bàn giao bên A:

Báo cáo tiếng Việt 5 bộ; tiếng Anh 5 bộ.

1 file mềm CD ghi tất cả các dữ liệu trong hồ sơ thuyết minh khảo sát địa chất.

Pháp nhân công ty gồm: 01 bộ hồ sơ năng lực, 1 bộ giấy đăng ký kinh doanh, 1 bộ giấy chứng nhận khả năng và các tiêu chuẩn hoạt động của phòng thí nghiệm LAS-XD291, 1 giấy phép hành nghề khảo sát xây dựng của người đứng chủ trì khảo sát địa chất.

Dự kiến tiến độ thực hiện:

Thời gian thực hiện dự kiến là 50 ngày.

PHẦN III – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đơn vị khảo sát: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG 146

Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CĂN HỘ XANH CT-DẦU KHÍ

Chủ đầu tư thực hiện công tác giải toả mặt bằng và hỗ trợ các thủ tục cần thiết tại khu vực khảo sát để bảo đảm cho công tác khảo sát thực hiện đúng tiến độ.

Chủ đầu tư thực hiện việc giám sát công tác khảo sát tại hiện trường và nghiệm thu toàn bộ công tác khảo sát.

Nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình Serenity Sky Villas phải được Chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện khảo sát địa chất công trình. Đối với 1 công trình khảo sát địa chất, thường cần 1 bộ gốc nhiệm vụ khảo sát địa chất được in ra đóng tập, gửi kèm theo Hồ sơ báo cáo địa chất. Trường hợp Chủ đầu tư có yêu cầu thêm, thì đơn vị khoan khảo sát địa chất sẽ đóng 3 bộ file cứng nhiệm vụ khảo sát địa chất gửi Chủ đầu tư.

Xem video quá trình khoan khảo sát địa chất ngoài hiện trường tại Tp.HCM

Nội dung bài viết

Contact Me on Zalo
Call Now Button