Các phương pháp thí nghiệm trong phòng thường xuyên áp dụng là thí nghiệm cơ lý của đất.
Tùy vào từng mục đích công việc cụ thể, các thông số cần có cho tính tải và thiết kế móng mà lựa chọn phương pháp thí nghiệm trong phòng cho hợp lý.
Thí nghiệm trong phòng hay áp dụng là thí nghiệm nén cố kết, thí nghiệm nén ba trục UU, CU, CD, thí nghiệm nén nở hông QU, thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông.
Các phương pháp thí nghiệm trong phòng áp dụng theo phụ lục F của TCVN 9363:2012.
Phụ lục F
(Tham khảo)
Các phương pháp thí nghiệm trong phòng
F.1 Phương pháp thí nghiệm trong phòng:
Phương pháp thí nghiệm trong phòng cần phải được lựa chọn thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phù hợp với các mô hình tính toán, thiết kế đã được đặt ra trong nhiệm vụ khảo sát địa kỹ thuật.
F.2 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vật lý :
Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vật lý để nhận dạng và phân loại đất.
F.3 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu biến dạng, cường độ:
Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu biến dạng (thông qua thí nghiệm nén không nở hông), các chỉ tiêu cường độ (thông qua các thí nghiệm nén ba trục, thí nghiệm nén một trục nở hông hoặc thí nghiệm cắt trực tiếp). Các phương pháp và sơ đồ thí nghiệm nén và cắt cần được lựa chọn tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc thực tế của công trình, mô hình tính toán thiết kế phần ngầm công trình.
F.4 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cường độ của đất nền
Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cường độ của đất nền cần phù hợp với các quy định sau:
F.4.1 Việc lựa chọn phương pháp và sơ đồ thí nghiệm cắt cần dựa theo phương pháp tính toán, tốc độ thi công và điều kiện thoát nước của đất nền để xác định và phù hợp với tình trạng chịu lực thực tế của công trình. Đối với công trình tốc độ thi công tương đối nhanh, đất thoát nước kém có thể dùng thí nghiệm cắt nhanh không cố kết, không thoát nước. Đối với công trình tốc độ thi công chậm, đất thoát nước tốt có thể dùng thí nghiệm cắt cố kết không thoát nước nhưng nên tính đến mức độ cố kết của đất nền do tải trọng công trình và tải trọng cố kết trước tác dụng.
F.4.2 Để tính toán độ ổn định của mái dốc và thiết kế tường chắn, neo trong đất… nên sử dụng thí nghiệm nén ba trục không thoát nước, không cố kết hoặc thí nghiệm nén nở hông, thí nghiệm cắt phẳng nhanh không thoát nước.
F.4.3 Khi cần dùng chỉ tiêu cường độ để tính sức chịu tải của cọc, thí nghiệm trong phòng phải phù hợp với các quy định sau:
F.4.3.1 Khi cần tính ma sát cực hạn dọc thân cọc, có thể sử dụng giá trị Cu, u của thí nghiệm không cố kết, không thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
F.4.3.2 Khi cần tính sức chống cực hạn dưới mũi cọc, đối với đất sét có thể sử dụng giá trị Ccu, cu của thí nghiệm cố kết không thoát nước hoặc giá trị C’, ’ của thí nghiệm cố kết thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
F.5 Thí nghiệm nén cố kết :
Thí nghiệm nén cố kết được sử dụng để xác định tính biến dạng của đất nền, mức độ cố kết, nhằm đánh giá khả năng xuất hiện lực ma sát âm. Đối với công tác hố đào, để quan trắc biến dạng đàn hồi, nên tiến hành thí nghiệm nén, dỡ tải theo từng cấp theo điều kiện làm việc thực tế công trình.
F.6 Cường độ kháng nén một trục của đá:
Đối với mẫu đá nên xác định cường độ kháng nén một trục của đá ở trạng thái khô và trạng thái bão hoà. Trong một số trường hợp cần thiết có thể xác định thêm thành phần thạch học, thành vật khoáng hoá của đá.
F.7 Mẫu nước ăn mòn bê tông:
Mẫu nước cần phải được thí nghiệm để đánh giá tính chất và mức độ ăn mòn của nước đối với kết cấu bê tông móng.