Báo cáo địa chất Quận 3, Lý Chính Thắng

toa-nha-2

Nhà ở

Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3
Chủ đầu tư: Ông Nguyễn Thanh Bình
Hợp đồng: 53/HĐKT-2017
Vị trí: 10.7904391, 106.68492
Khối lượng: 1 hố x 40m
Thực hiện: 12/2017

CÔNG TRÌNH: NHÀ Ở
ĐỊA ĐIỂM: LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3, TP.HCM

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 3 – ĐƯỜNG LÝ CHÍNH THẮNG

I. CÁC CĂN CỨ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHẢO SÁT:

– Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

– Căn cứ hợp đồng kinh tế số … ngày …. giữa Công Ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 và Chủ Nhà.

– Căn cứ theo yêu cầu của Chủ nhà và khả năng của Công ty TNHH Xây Dựng 146

– Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành:

Khảo sát hiện trường:

Quy phạm khoan khảo sát địa chất : TCVN 9437 -2012

Phương pháp lấy mẫu, bao gói, vận chuyển mẫu : TCVN 2683 -2012

Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT : TCVN 9351 -2012

Thí nghiệm trong phòng:

Phương pháp xác định khối lượng riêng : TCVN 4195 -2012

Phương pháp xác định độ ẩm : TCVN 4196 -2012

Phương pháp xác định giới hạn Atterberg : TCVN 4197 -2012

Các phương pháp xác định thành phần hạt : TCVN 4198 -2014

Phương pháp xác định sức chống cắt ở máy cắt phẳng : TCVN 4199 -1995

Phương pháp xác định tính nén lún : TCVN 4200 -2012

Phương pháp xác định khối lượng thể tích : TCVN 4202 -2012

Chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiệm : TCVN 9153 -2012

thi-nghiem-dat

II. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT:

Công tác khoan khảo sát địa chất công trình NHÀ Ở đã được đội khoan khảo sát địa chất Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 thực hiện ngoài hiện trường từ ngày 26/12/2017 đến ngày 27/12/2017 bằng máy khoan cố định, bơm rửa bằng dung dịch sét bentonit và thí nghiệm trong phòng từ 28/12/2017 đến 29/12/2017.

III. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN MẶT BẰNG:

Vị trí khảo sát công trình “NHÀ Ở ” nằm tại LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3, TP.HCM, gần đường giao thông nên điều kiện mặt bằng tương đối thuận lợi cho công tác khoan khảo sát địa chất.

IV. KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT

1. Công tác hiện trường:

Khối lượng khảo sát bao gồm những công việc chính sau đây:
Công tác khoan:
– Khối lượng khoan: 01 hố khoan, Ký hiệu hố khoan HK1.
– Chiều sâu hố khoan 40m.

Công tác lẫy mẫu:
Đất dính: Mẫu nguyên dạng được lấy bằng cách ép hoặc đóng ống mẫu
thành mỏng, f= 75mm vào đáy hố khoan đã được làm sạch, sau đó mẫu
được bọc kín parafin, dán nhãn và đặt vào nơi mát mẻ.
Đất rời: Mẫu đất rời được lấy trong ống mẫu SPT và được lưu giữ trong
bao plastic có dán nhãn.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):
Bộ dụng cụ khoan gồm:
– 1 máy khoan cuả Trung Quốc và các trang thiết bị.
– Máy bơm piston.
– Ống thép mở lỗ đường kính trong 110mm.
– Ống lấy mẫu là một ống vách mỏng miệng vạt bén từ ngoài vào có
đường kính trong 74mm, dài 600mm.
– Bộ phận xuyên tiêu chuẩn SPT. Bộ xuyên là một ống chẻ đôi chiều dài
550mm (22”), đường kính ngoài 51mm (2”), đường kính trong 35mm
(1”3/8). Mũi xuyên là bộ phận rời được ráp vào ống bằng răng, mũi
xuyên dài 76mm (3”), miệng ống vạt bén từ ngoài vào trong có đường
kính ống bằng đường kính ống chẻ đôi.
– Tạ nặng 63.5 kg (140lb).
– Tầm rơi tự do 76cm (30”).
– Hiệp đóng: 3 lần x 15cm (N là tổng số cuả 2 lần đóng về sau).

ĐẤT DÍNH

ĐẤT HẠT RỜI

SỐ N

SỨC CHỊU
NÉN ĐƠN KG/cm2

TRẠNG
THÁI

SỐ N ĐỘ CHẶT

< 2
2 – 4
5 – 8
9 – 15
16 – 30
> 30

< 0.25
0.25 – 0.50
0.50 – 1.00
1.00-2.00
2.00 – 4.00
> 4.00

Chảy
Dẻo chảy
Dẻo mềm
Dẻo cứng
Nửa cứng
Cứng

< 4
4 – 10
11 – 30
31 – 50
> 50

Rất bở rời
Rời
Chặt vừa
Chặt
Rất chặt

 2. Thí nghiệm trong phòng:

Các thí nghiệm sau đây được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Cơ Học Đất & Vật Liệu Xây Dựng LAS-XD291:

  • Thành phần hạt.
  • Độ ẩm.
  • Dung trọng tự nhiên.
  • Tỷ trọng.
  • Giới hạn Atterberg.
  • Thí nghiệm nén một trục.
  • Nén nhanh.
  • Cắt trực tiếp.

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 4 – BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT.

TT Công việc Đơn vị Khối lượng
1 Khoan trên cạn Mét 40m
2 Thí nghiệm SPT Lần 20
3 Thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý Mẫu 20

V. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trường & kết quả thí nghiệm trong phòng, địa tầng tại công trình: NHÀ Ở có thể chia làm các lớp đất chính như sau:

  • Lớp k     : Đất san lấp (xà bần, gạch đá).
  • Lớp 1     : Bùn sét pha kẹp cát, màu xám đen, trạng thái chảy.
  • Lớp 2     : Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng.
  • Lớp 3     : Sét pha nhẹ – Sét pha kẹp cát, màu xám trắng – nâu vàng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng.
  • Lớp 4     : Cát pha, màu nâu vàng – xám trắng.
  • Lớp 5     : Sét, màu nâu vàng, trạng thái cứng.

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 4 – CHỈ TIÊU CƠ LÝ ĐẤT :

Lớp 1:
Bùn sét pha kẹp cát, màu xám đen, trạng thái chảy.
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi :
          + Hàm lượng % hạt cát : 71.5
          + Hàm lượng % hạt bụi : 14.7
          + Hàm lượng % hạt sét : 13.8
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 49.91
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 1.65
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.10
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 0.68
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.63
–   Độ bảo hòa ( G ) : 94
–   Độ rỗng (n ) : 58
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 1.391
–   Giới hạn chảy (WL %) : 39.1
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 27.2
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 11.9
–   Độ sệt ( B ) : 1.91
–   Góc ma sát trong (jo ) : 07o28′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.056
–   SPT : 2

Nhận xét:
Là lớp  Bùn sét pha kẹp cát, màu xám đen, trạng thái chảy. Xuất hiện từ độ sâu 1.0 – 3.5m Bề dày lớp 1 là 2.5m.
Lớp 2:
Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng.
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 31.5
          + Hàm lượng % hạt cát : 40.6
          + Hàm lượng % hạt bụi : 9.3
          + Hàm lượng % hạt sét : 18.6
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 16.37
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 2.08
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.78
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.13
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.75
–   Độ bảo hòa ( G ) : 83
–   Độ rỗng (n ) : 35
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.542
–   Giới hạn chảy (WL %) : 25.8
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 12.8
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 13.0
–   Độ sệt ( B ) : 0.28
–   Góc ma sát trong (jo ) : 14o54′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.192
–   SPT : 17

Nhận xét:
Là lớp Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng. Xuất hiện từ độ sâu 3.5 – 6.4m. Bề dày lớp 2 là 2.9m.
Lớp 3:
Sét pha nhẹ – Sét pha kẹp cát, màu xám trắng – nâu vàng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng.
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi :
          + Hàm lượng % hạt cát : 72.8
          + Hàm lượng % hạt bụi : 10.7
          + Hàm lượng % hạt sét : 16.4
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 21.00
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 2.02
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.67
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.05
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.69
–   Độ bảo hòa ( G ) : 92
–   Độ rỗng (n ) : 38
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.611
–   Giới hạn chảy (WL %) : 26.7
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 15.2
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 11.5
–   Độ sệt ( B ) : 0.51
–   Góc ma sát trong (jo ) : 13o40′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.16
–   SPT : 9 – 12

Nhận xét:
Là lớp  Sét pha nhẹ – Sét pha kẹp cát, màu xám trắng – nâu vàng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng. Xuất hiện từ độ sâu 6.4 – 11.0m. Bề dày lớp 3 là 4.6m.
Lớp 4:
Cát pha, màu nâu vàng – xám trắng.
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 4.2
          + Hàm lượng % hạt cát : 80.8
          + Hàm lượng % hạt bụi : 7.4
          + Hàm lượng % hạt sét : 7.6
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 19.12
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 2.04
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.71
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.07
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.67
–   Độ bảo hòa ( G ) : 91
–   Độ rỗng (n ) : 36
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.560
–   Giới hạn chảy (WL %) :
–   Giới hạn dẻo (Wp %) :
–   Chỉ số dẻo (Ip) :
–   Độ sệt ( B ) :
–   Góc ma sát trong (jo ) : 23o25′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.064
–   SPT : 18 – 33

Nhận xét:
Là lớp  Cát pha, màu nâu vàng – xám trắng. Xuất hiện từ độ sâu 11.0 – 33.5m. Bề dày lớp 4 là 22.5m.
Lớp 5:
Sét, màu nâu vàng, trạng thái cứng.
Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi :
          + Hàm lượng % hạt cát : 27.5
          + Hàm lượng % hạt bụi : 29.9
          + Hàm lượng % hạt sét : 42.6
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 16.87
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 2.08
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.78
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.13
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.74
–   Độ bảo hòa ( G ) : 86
–   Độ rỗng (n ) : 35
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.539
–   Giới hạn chảy (WL %) : 37.3
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 18.9
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 18.4
–   Độ sệt ( B ) : -0.11
–   Góc ma sát trong (jo ) : 15o26′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.432
–   SPT : 40 – 44

Nhận xét:
Là lớp  Sét, màu nâu vàng, trạng thái cứng. Xuất hiện từ độ sâu 33.5 – 40.0m.

Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được trình bày tóm tắt trong bảng sau:

Lớp đất
Chỉ tiêu

1

2

3

4

5

Hạt sỏi%
Hạt cát%
Hạt bụi%
Hạt sét%
Độ ẩm tự nhiên W%
Dung trọng ướt g T/m3
Dung trọng khô gk   T/m3
Dung trọng đẩy nổi gđn T/m3
Tỷ trọng  D T/m3
Độ bão hòa G%
Độ rỗng n%
Hệ số rỗng e0
Giới hạn chảy WL%
Giới hạn dẻo Wp%
Chỉ số dẻo Ip
Độ sệt B
Góc ma sát trong j0
Lực dính C  KG/cm2
SPT


71.5
14.7
13.8
49.91
1.65
1.10
0.68
2.63
94
58
1.391
39.1
27.2
11.9
1.91
07o28′
0.056
2

31.5
40.6
9.3
18.6
16.37
2.08
1.78
1.13
2.75
83
35
0.542
25.8
12.8
13.0
0.28
14o54′
0.192
17


72.8
10.7
16.4
21.00
2.02
1.67
1.05
2.69
92
38
0.611
26.7
15.2
11.5
0.51
13o40′
0.16
9 – 12

4.2
80.8
7.4
7.6
19.12
2.04
1.71
1.07
2.67
91
36
0.560




23o25′
0.064
18 – 33


27.5
29.9
42.6
16.87
2.08
1.78
1.13
2.74
86
35
0.539
37.3
18.9
18.4
-0.11
15o26′
0.432
40 – 44

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 3 – TÍNH TOÁN THAM KHẢO

Công trình: NHÀ Ở khảo sát từ trên mặt đất trở xuống độ sâu 40.0m gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống là: lớp k, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
Nếu đặt móng nằm ở lớp 1, ở độ sâu 1.2m cường độ chịu tải của lớp đất này như sau:
Rtc = (Ab + Bh) gw + DCtc                         (1)
h: là chiều sâu đặt móng = 1.2m
b: là chiều rộng móng lấy = 1.0m
gw: là dung trọng tự nhiên = 1.92 T/m3
Ctc: là lực dính tiêu chuẩn = 3.27 T/m2
A, B, D là các trị số phụ thuộc vào góc ma sát trong jo
jo = 70 28’. Tra bảng ta có :
A = 0.13                      B = 1.51                  D = 3.87
Thay giá trị vào (1). Ta có kết quả sau:
Rtc = (0.13 x 1.0 + 1.51 x 1.2) x 1.92 + 3.87 x 0.56 = 5.36 T/m2
Rtc = 0.536 KG/cm2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Kết quả khảo sát địa chất tại công trình NHÀ Ở gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống : lớp k, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.. Trong đó:
Lớp k: Đất san lấp (xà bần, gạch, đá).
Lớp 1: Bùn sét pha kẹp cát, màu xám đen, trạng thái chảy.
Lớp 2: Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng.
Lớp 3: Sét pha nhẹ – Sét pha kẹp cát, màu xám trắng – nâu vàng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng.
Lớp 4: Cát pha, màu nâu vàng – xám trắng.
Lớp 5: Sét, màu nâu vàng, trạng thái cứng.

Kiến nghị:

Công trình NHÀ Ở địa tầng có 1 lớp bùn yếu đến độ sâu 3.5m. Móng công trình không đặt vào lớn bùn yếu này.
Móng công trình nên sử dụng móng cọc sâu, tốt nhất nên dùng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép, cắm vào lớp 4, từ độ sâu 28.0m trở xuống.
Tuy nhiên, tùy qui mô và tải trọng công trình mà nhà thiết kế chọn loại móng và độ sâu đặt móng thích hợp để đảm bảo độ ổn định của công trình.
Tháng  01  năm 2018

hinh-tru-khao-sat-dia-chat-quan-3

Báo cáo địa chất công trình Quận 3, đường Lý Chính Thắng, được Công Ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 thực hiện vào tháng 12/2017. Độ sâu khoan đến 40m, khoan vào lớp sét cứng, đủ khả năng chịu tải cho toàn bộ công trình.

Các bạn sinh viên cần file pdf Báo cáo địa chất công trình Quận 3, Đường Lý Chính Thắng vui lòng email đến diachat146@gmail.com, chúng tôi sẽ gửi file qua email cho các bạn tham khảo.

Contact Me on Zalo
Call Now Button