Báo cáo địa chất Quận 1, Phường Bến Nghé, Đường Thái Văn Lung

toa-nha-2

Nhà Ở Kết Hợp Cho Thuê

Thái Văn Lung, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
Chủ đầu tư: Công Ty Nhà Tương Lai
Vị trí: 10.7779974, 106.70585
Khối lượng: 1 hố x 45m
Thực hiện: 05/2017

CÔNG TRÌNH: NHÀ Ở KẾT HỢP CHO THUÊ
ĐỊA ĐIỂM: THÁI VĂN LUNG, PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1, TP.HCM

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 1 – ĐƯỜNG THÁI VĂN LUNG

I. CÁC CĂN CỨ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHẢO SÁT:

– Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

– Căn cứ hợp đồng kinh tế số 28 /HĐKT-2017 ngày 07 /05 /2017 giữa Công Ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 và Công Ty Nhà Tương Lai.

– Căn cứ theo yêu cầu của Công Ty Nhà Tương Lai và khả năng của Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146.

– Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành:

PHẦN CHUNG:

  1. Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát:

* Mục đích khảo sát:

–              Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo nên mặt cắt địa chất.

–              Xác định rõ mặt cắt địa chất dựa trên cơ sở đặc điểm địa chất và các tính chất cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát, sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

* Nhiệm vụ khảo sát:

Công tác khảo sát phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

–              Sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

–              Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất, độ bền của đất tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, sức chịu tải của các lớp đất trong khu vực khảo sát để từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp móng, kích thước móng và độ sâu chọn móng an toàn và hợp lý cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.

–              Xác định đặc điểm, cao độ mực nước ngầm trong khu vực khảo sát ảnh hưởng đến điều kiện thi công, sử dụng công trình.

  1. Các căn cứ phục vụ công tác khảo sát:

– Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

– Căn cứ Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng;

– Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

– Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Căn cứ Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình;

– Căn cứ theo khả năng của Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146.

– Căn cứ vào các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành:

Khảo sát hiện trường:

Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản     : TCVN 4419-1987

Tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình      : TCVN 9362-2012

Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng   : TCVN 9363-2012

Phương pháp lấy mẫu, bao gói, vận chuyển mẫu : TCVN 2683 -2012

Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT   : TCVN 9351-2012

Thí nghiệm trong phòng:

Phương pháp xác định khối lượng riêng : TCVN 4195 -2012

Phương pháp xác định độ ẩm      : TCVN 4196 -2012

Phương pháp xác định giới hạn Atterberg             : TCVN 4197 -2012

Các phương pháp xác định thành phần hạt           : TCVN 4198 -2014

Phương pháp xác định sức chống cắt ở máy cắt phẳng    : TCVN 4199 -1995

Phương pháp xác định tính nén lún          : TCVN 4200 -2012

Phương pháp xác định khối lượng thể tích             : TCVN 4202 -2012

Chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiệm               : TCVN 9153 -2012

KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT

1. Công tác hiện trường:

Khối lượng khảo sát bao gồm những công việc chính sau đây:
Công tác khoan:
– Khối lượng khoan: 01 hố khoan, Ký hiệu hố khoan HK1.
– Chiều sâu hố khoan 45m.

Hình ảnh khoan khảo sát địa chất ngoài hiện trường
Hình ảnh khoan khảo sát địa chất ngoài hiện trường


2. Thí nghiệm trong phòng:

Các thí nghiệm sau đây được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Cơ Học Đất & Vật Liệu Xây Dựng LAS-XD291:

  • Thành phần hạt.
  • Độ ẩm.
  • Dung trọng tự nhiên.
  • Tỷ trọng.
  • Giới hạn Atterberg.
  • Thí nghiệm nén một trục.
  • Nén nhanh.
  • Cắt trực tiếp.

Thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý đất cho 1 hố khoan sâu 45m.

ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trường & kết quả thí nghiệm trong phòng, địa tầng tại công trình: NHÀ Ở KẾT HỢP CHO THUÊ có thể chia làm các lớp đất chính như sau:

  • Lớp k     : San lấp xà bần.
  • Lớp 1     : Sét, màu xám đen, trạng thái dẻo mềm.
  • Lớp 1a   : Sét pha lẫn thực vật, màu xám đen, trạng thái dẻo mềm.
  • Lớp 2     : Cát pha, màu xám trắng – nâu vàng – xám đen – nâu đỏ.
  • Lớp 3     : Sét pha nặng, màu xám trắng – nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.
  • Lớp 4     : Cát pha, màu nâu vàng – nâu hồng.
  • Lớp 5     : Sét, màu nâu đỏ – xám vàng, trạng thái cứng.

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 1 – THÁI VĂN LUNG –  CHỈ TIÊU CƠ LÝ ĐẤT :

Lớp 1:

Sét, màu xám đen, trạng thái dẻo mềm.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

 

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi :
          + Hàm lượng % hạt cát : 24.6
          + Hàm lượng % hạt bụi : 33.1
          + Hàm lượng % hạt sét : 42.3
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 34.13
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 1.83
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.36
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 0.85
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.69
–   Độ bảo hòa ( G ) : 94
–   Độ rỗng (n ) : 49
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.978
–   Giới hạn chảy (WL %) : 42.0
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 24.1
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 17.9
–   Độ sệt ( B ) : 0.56
–   Góc ma sát trong (jo ) : 09o09′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.187
–   SPT : 5

Nhận xét:

Là lớp sét, màu xám đen, trạng thái dẻo mềm. Xuất hiện từ độ sâu 1.3 – 2.3m. Bề dày lớp 1 là 1.0m.

Lớp 1a:

Là lớp Sét pha lẫn TV, màu xám đen, trạng thái dẻo mềm. Xuất hiện từ độ sâu 2.3 – 4.0m. Bề dày lớp 1a là 1.7m

Lớp 2:

Cát pha, màu xám trắng – nâu vàng – xám đen – nâu đỏ.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 3.7
          + Hàm lượng % hạt cát : 83.7
          + Hàm lượng % hạt bụi : 6.0
          + Hàm lượng % hạt sét : 6.7
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 15.08
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 2.12
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.84
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.15
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.67
–   Độ bảo hòa ( G ) : 89
–   Độ rỗng (n ) : 31
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.450
–   Giới hạn chảy (WL %) :
–   Giới hạn dẻo (Wp %) :
–   Chỉ số dẻo (Ip) :
–   Độ sệt ( B ) :
–   Góc ma sát trong (jo ) : 23o42′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.061
–   SPT : 5 – 12

Nhận xét:

Là lớp cát pha, màu xám trắng – nâu vàng – xám đen – nâu đỏ. Xuất hiện từ độ sâu 4.0 – 20.5m. Bề dày lớp 2 là 16.5m.

Lớp 3:

Sét pha nặng, màu xám trắng – nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

 

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi :
          + Hàm lượng % hạt cát : 41.4
          + Hàm lượng % hạt bụi : 35.0
          + Hàm lượng % hạt sét : 23.6
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 25.34
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 1.91
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.52
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 0.96
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.71
–   Độ bảo hòa ( G ) : 88
–   Độ rỗng (n ) : 44
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.783
–   Giới hạn chảy (WL %) : 31.8
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 17.4
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 14.4
–   Độ sệt ( B ) : 0.55
–   Góc ma sát trong (jo ) : 11o12′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.179
–   SPT : 5

Nhận xét:

Là lớp sét pha nặng, màu xám trắng – nâu hồng, trạng thái dẻo mềm. Xuất hiện từ độ sâu 20.5 – 22.5m. Bề dày lớp 3 là 2.0m.

Lớp 4:

Cát pha, màu nâu vàng – nâu hồng.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

 

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 8.0
          + Hàm lượng % hạt cát : 77.9
          + Hàm lượng % hạt bụi : 7.3
          + Hàm lượng % hạt sét : 6.8
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 15.26
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 2.10
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.82
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.14
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.67
–   Độ bảo hòa ( G ) : 87
–   Độ rỗng (n ) : 32
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.467
–   Giới hạn chảy (WL %) :
–   Giới hạn dẻo (Wp %) :
–   Chỉ số dẻo (Ip) :
–   Độ sệt ( B ) :
–   Góc ma sát trong (jo ) : 23o56′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.063
–   SPT : 15 – 26

Nhận xét:

Là lớp cát pha, màu nâu vàng – nâu hồng. Xuất hiện từ độ sâu 22.5 – 37.5m. Bề dày lớp 4 là 15.0m.

Lớp 5:

Sét, màu nâu đỏ – xám vàng, trạng thái cứng.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

 

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi :
          + Hàm lượng % hạt cát : 18.8
          + Hàm lượng % hạt bụi : 24.3
          + Hàm lượng % hạt sét : 56.9
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 18.21
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 2.12
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.79
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.13
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.73
–   Độ bảo hòa ( G ) : 95
–   Độ rỗng (n ) : 34
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.525
–   Giới hạn chảy (WL %) : 38.5
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 19.4
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 19.1
–   Độ sệt ( B ) : -0.06
–   Góc ma sát trong (jo ) : 15o7′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.409
–   SPT : 37 – 48

Nhận xét:

Là lớp sét, màu nâu đỏ – xám vàng, trạng thái cứng. Xuất hiện từ độ sâu 37.5 – 45.0m.

Báo cáo địa chất Quận 1 – Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất:

Lớp đất

Chỉ tiêu

1 2 3 4 5
Hạt sỏi%

Hạt cát%

Hạt bụi%

Hạt sét%

Độ ẩm tự nhiên W%

Dung trọng ướt g T/m3

Dung trọng khô gk   T/m3

Dung trọng đẩy nổi gđn T/m3

Tỷ trọng  D T/m3

Độ bão hòa G%

Độ rỗng n%

Hệ số rỗng e0

Giới hạn chảy WL%

Giới hạn dẻo Wp%

Chỉ số dẻo Ip

Độ sệt B

Góc ma sát trong j0

Lực dính C  KG/cm2

SPT

24.6

33.1

42.3

34.13

1.83

1.36

0.85

2.69

94

49

0.978

42.0

24.1

17.9

0.56

09o09′

0.187

5

3.7

83.7

6.0

6.7

15.08

2.12

1.84

1.15

2.67

89

31

0.450

23o42′

0.061

5 – 12

41.4

35.0

23.6

25.34

1.91

1.52

0.96

2.71

88

44

0.783

31.8

17.4

14.4

0.55

11o12′

0.179

5

8.0

77.9

7.3

6.8

15.26

2.10

1.82

1.14

2.67

87

32

0.467

23o56′

0.063

15 – 26

18.8

24.3

56.9

18.21

2.12

1.79

1.13

2.73

95

34

0.525

38.5

19.4

19.1

-0.06

15o7′

0.409

37 – 48

TÍNH TOÁN THAM KHẢO

Công trình: NHÀ Ở KẾT HỢP CHO THUÊ khảo sát từ trên mặt đất trở xuống độ sâu 45.0m gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống là: lớp k, lớp 1, lớp 1a, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.

Nếu đặt móng nằm ở lớp 1, ở độ sâu 2.2m cường độ chịu tải của lớp đất này như sau:

Rtc = (Ab + Bh) gw + DCtc                         (1)

h: là chiều sâu đặt móng = 2.2m

b: là chiều rộng móng lấy = 1.0m

gw: là dung trọng tự nhiên = 1.83 T/m3

Ctc: là lực dính tiêu chuẩn = 1.87 T/m2

A, B, D là các trị số phụ thuộc vào góc ma sát trong jo

jo = 090 09’. Tra bảng ta có :

A = 0.16                     B = 1.65                  D = 4.07

Thay giá trị vào (1). Ta có kết quả sau:

Rtc = (0.16 x 1.0 + 1.65 x 2.2) x 1.83 + 4.07 x 1.87 = 14.53 T/m2

Rtc = 1.453 KG/cm2

 

Báo cáo địa chất Quận 1 -Hình trụ địa chất Thái Văn Lung
Báo cáo địa chất Quận 1 -Hình trụ địa chất Thái Văn Lung

Báo cáo địa chất công trình Quận 1, đường Thái Văn Lung, được Công Ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 thực hiện vào tháng 05/2017. Độ sâu khoan đến 45m, trên mặt là lớp sét – sét pha dẻo mềm có cường độ chịu tải thấp. Lớp 5 từ độ sâu 37,5m là lớp sét, trạng thái cứng – đây là lớp đất có cường độ chịu tải tốt.

Contact Me on Zalo
Call Now Button