Báo cáo địa chất Quận 1, Phường Tân Định, Nhà ở Trần Quý Khoách

toa-nha-2

Nhà ở

Trần Quý Khoách, Phường Tân Định, Quận 1, Tp.HCM
Chủ đầu tư: Công Ty Green House
Vị trí: 10.793405, 106.689032
Khối lượng: 2 hố x 25m
Thực hiện: 06/2022

CÔNG TRÌNH: NHÀ Ở
ĐỊA ĐIỂM: TRẦN QUÝ KHOÁCH, PHƯỜNG TÂN ĐỊNH, QUẬN 1, TP.HCM

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 1 – ĐƯỜNG TRẦN QUÝ KHOÁCH

I. CÁC CĂN CỨ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHẢO SÁT:

– Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

– Căn cứ theo yêu cầu của Chủ nhà và khả năng của Công ty TNHH Xây Dựng 146

– Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành:

MỤC LỤC

I. PHẦN CHUNG:

  1. Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát:
  2. Các căn cứ phục vụ công tác khảo sát:
  3. Khái quát điều kiện mặt bằng:
  4. Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát:
  5. CÔNG TÁC HIỆN TRƯỜNG:
  6. Công tác khoan:
  7. Công tác lẫy mẫu:
  8. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):
  9. Công tác quan trắc mực nước ngầm:

III. THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG:

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT KHÁC

V- ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

  1. TÍNH TOÁN THAM KHẢO

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  1. Kết luận:
  2. Kiến nghị:

PHẦN CHUNG:

  1. Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát:

* Mục đích khảo sát:

–              Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo nên mặt cắt địa chất.

–              Xác định rõ mặt cắt địa chất dựa trên cơ sở đặc điểm địa chất và các tính chất cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát, sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

* Nhiệm vụ khảo sát:

Công tác khảo sát phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

–              Sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.

–              Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất, độ bền của đất tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, sức chịu tải của các lớp đất trong khu vực khảo sát để từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp móng, kích thước móng và độ sâu chọn móng an toàn và hợp lý cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.

–              Xác định đặc điểm, cao độ mực nước ngầm trong khu vực khảo sát ảnh hưởng đến điều kiện thi công, sử dụng công trình.

  1. Các căn cứ phục vụ công tác khảo sát:

– Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

– Căn cứ Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng;

– Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

– Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Căn cứ Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình;

– Căn cứ theo khả năng của Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146.

– Căn cứ vào các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành:

Khảo sát hiện trường:

Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản     : TCVN 4419-1987

Tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình      : TCVN 9362-2012

Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng   : TCVN 9363-2012

Phương pháp lấy mẫu, bao gói, vận chuyển mẫu : TCVN 2683 -2012

Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT   : TCVN 9351-2012

Thí nghiệm trong phòng:

Phương pháp xác định khối lượng riêng : TCVN 4195 -2012

Phương pháp xác định độ ẩm      : TCVN 4196 -2012

Phương pháp xác định giới hạn Atterberg             : TCVN 4197 -2012

Các phương pháp xác định thành phần hạt           : TCVN 4198 -2014

Phương pháp xác định sức chống cắt ở máy cắt phẳng    : TCVN 4199 -1995

Phương pháp xác định tính nén lún          : TCVN 4200 -2012

Phương pháp xác định khối lượng thể tích             : TCVN 4202 -2012

Chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiệm               : TCVN 9153 -2012

KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT

1. Công tác hiện trường:

Khối lượng khảo sát bao gồm những công việc chính sau đây:
Công tác khoan:
– Khối lượng khoan: 02 hố khoan, Ký hiệu hố khoan HK1, HK2.
– Chiều sâu hố khoan 25m.

Hình khoan nhà ở Trần Quý Khoách, Quận 1
2. Thí nghiệm trong phòng:

Các thí nghiệm sau đây được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Cơ Học Đất & Vật Liệu Xây Dựng LAS-XD291:

  • Thành phần hạt.
  • Độ ẩm.
  • Dung trọng tự nhiên.
  • Tỷ trọng.
  • Giới hạn Atterberg.
  • Thí nghiệm nén một trục.
  • Nén nhanh.
  • Cắt trực tiếp.

Thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý đất cho 2 hố khoan sâu 25m mỗi hố: 24 mẫu đất

ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trường & kết quả thí nghiệm trong phòng, địa tầng tại công trình: NHÀ Ở có thể chia làm các lớp đất chính như sau:

  • Lớp k     : Đất san lấp.
  • Lớp 1     : Bùn sét lẫn thực vật, màu xám đen, trạng thái chảy.
  • Lớp 2     : Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng.
  • Lớp 3     : Sét pha, màu nâu vàng – nâu hồng – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng. Đôi chổ lẫn sạn sỏi thạch anh.
  • Lớp 4     : Cát pha, màu nâu vàng – nâu hồng.
Mẫu đất Nhà Ở Trần Quý Khoách
Mẫu đất thí nghiệm công trình: Nhà Ở Trần Quý Khoách, Phường tân Định, Quận 1

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT QUẬN 1 – NHÀ Ở TRẦN QUÝ KHOÁCH –  CHỈ TIÊU CƠ LÝ ĐẤT :

Lớp 1:

Bùn sét lẫn thực vật, màu xám đen, trạng thái chảy.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 0.2
          + Hàm lượng % hạt cát : 50.8
          + Hàm lượng % hạt bụi : 14.8
          + Hàm lượng % hạt sét : 34.2
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 44.25
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 1.70
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.18
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 0.73
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.63
–   Độ bảo hòa ( G ) : 95
–   Độ rỗng (n ) : 55
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 1.225
–   Giới hạn chảy (WL %) : 43.1
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 24.9
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 18.2
–   Độ sệt ( B ) : 1.07
–   Góc ma sát trong (jo ) : 5o26′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.072
–   SPT : 1-2

Nhận xét:

Là lớp bùn sét lẫn thực vật, màu xám đen, trạng thái chảy. Xuất hiện ở cả 2 hố khoan từ độ sâu 1-3.2m. Bề dày lớp 1 từ 1.8-2m.

Lớp 2:

Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

 

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 21.3
          + Hàm lượng % hạt cát : 40.1
          + Hàm lượng % hạt bụi : 12.3
          + Hàm lượng % hạt sét : 26.3
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 21.90
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 1.99
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.64
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.04
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.72
–   Độ bảo hòa ( G ) : 90
–   Độ rỗng (n ) : 40
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.659
–   Giới hạn chảy (WL %) : 32.2
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 18.0
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 14.2
–   Độ sệt ( B ) : 0.27
–   Góc ma sát trong (jo ) : 13o40′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.251
–   SPT : 8-18

Nhận xét:

Là lớp sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng. Xuất hiện ở cả 2 hố khoan từ độ sâu 2.8-6.5m. Bề dày lớp 2 từ 2.1-3.7m.

Lớp 3:

Sét pha, màu nâu vàng – nâu hồng – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng. Đôi chổ lẫn sạn sỏi thạch anh.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

 

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 7.6
          + Hàm lượng % hạt cát : 58.6
          + Hàm lượng % hạt bụi : 16.7
          + Hàm lượng % hạt sét : 17.1
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 22.55
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 1.94
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.59
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.00
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.70
–   Độ bảo hòa ( G ) : 87
–   Độ rỗng (n ) : 41
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.699
–   Giới hạn chảy (WL %) : 29.5
–   Giới hạn dẻo (Wp %) : 19.3
–   Chỉ số dẻo (Ip) : 10.1
–   Độ sệt ( B ) : 0.33
–   Góc ma sát trong (jo ) : 15o26′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.18
–   SPT : 9-17

Nhận xét:

Là lớp sét pha, màu nâu vàng – nâu hồng – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng. Đôi chổ lẫn sạn sỏi thạch anh . Xuất hiện ở cả 2 hố khoan từ độ sâu 5.3-19.6m. Bề dày lớp 3 từ 13.1-13.8m.

Lớp 4:

Cát pha, màu nâu vàng – nâu hồng.

Chỉ tiêu cơ lý của lớp này  như sau :

 

–   Thành phần hạt :
          + Hàm lượng % hạt sỏi : 1.2
          + Hàm lượng % hạt cát : 86.3
          + Hàm lượng % hạt bụi : 6.2
          + Hàm lượng % hạt sét : 6.3
–   Độ ẩm tự nhiên (W %) : 18.28
–   Dung trọng ướt ( g g/cm3 ) : 1.98
–   Dung trọng khô ( gk g/cm3 ) : 1.67
–   Dung trọng đẩy nổi (gdn ) : 1.04
–   Tỷ trọng ( D ) : 2.66
–   Độ bảo hòa ( G ) : 82
–   Độ rỗng (n ) : 37
–   Hệ số rỗng (e0 ) : 0.594
–   Giới hạn chảy (WL %) :
–   Giới hạn dẻo (Wp %) :
–   Chỉ số dẻo (Ip) :
–   Độ sệt ( B ) :
–   Góc ma sát trong (jo ) : 23o34′
–   Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0.064
–   SPT : 14-18

Nhận xét:

Là lớp cát pha, màu nâu vàng – nâu hồng. Xuất hiện ở cả 2 hố khoan từ độ sâu 19.1-25m.

Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được trình bày tóm tắt trong bảng sau:

                    Lớp đất

Chỉ tiêu

1 2 3 4
Hạt sỏi%

Hạt cát%

Hạt bụi%

Hạt sét%

Độ ẩm tự nhiên W%

Dung trọng ướt g T/m3

Dung trọng khô gk   T/m3

Dung trọng đẩy nổi gđn T/m3

Tỷ trọng  D T/m3

Độ bão hòa G%

Độ rỗng n%

Hệ số rỗng e0

Giới hạn chảy WL%

Giới hạn dẻo Wp%

Chỉ số dẻo Ip

Độ sệt B

Góc ma sát trong j0

Lực dính C  KG/cm2

SPT

0.2

50.8

14.8

34.2

44.25

1.70

1.18

0.73

2.63

95

55

1.225

43.1

24.9

18.2

1.07

5o26′

0.072

1-2

21.3

40.1

12.3

26.3

21.90

1.99

1.64

1.04

2.72

90

40

0.659

32.2

18.0

14.2

0.27

13o40′

0.251

8-18

7.6

58.6

16.7

17.1

22.55

1.94

1.59

1.00

2.70

87

41

0.699

29.5

19.3

10.1

0.33

15o26′

0.18

9-17

1.2

86.3

6.2

6.3

18.28

1.98

1.67

1.04

2.66

82

37

0.594

23o34′

0.064

14-18

TÍNH TOÁN THAM KHẢO

Công trình: NHÀ Ở khảo sát từ trên mặt đất trở xuống độ sâu 25m gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống là: lớp k, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4.

Nếu đặt móng nằm ở lớp 1, ở độ sâu 1.2m tính từ mặt lớp 1, cường độ chịu tải của lớp đất này như sau:

Rtc = (Ab + Bh) gw + DCtc                         (1)

h: là chiều sâu đặt móng = 1.2m

b: là chiều rộng móng lấy = 1.0m

gw: là dung trọng tự nhiên = 1.70 T/m3

Ctc: là lực dính tiêu chuẩn = 0.72 T/m2

A, B, D là các trị số phụ thuộc vào góc ma sát trong jo

jo = 050 26’. Tra bảng ta có :

A = 0.09                     B = 1.34                  D = 3.65

Thay giá trị vào (1). Ta có kết quả sau:

Rtc = (0.09 x 1.0 + 1.34 x 1.2) x 1.70 + 3.65 x 0.72 = 5.52 T/m2

Rtc = 0.552 KG/cm2

 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Kết quả khảo sát địa chất tại công trình NHÀ Ở gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống : lớp k, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4. Trong đó:

Lớp k   : Đất san lấp.

Lớp 1    : Bùn sét lẫn thực vật, màu xám đen, trạng thái chảy.

Lớp 2    : Sét pha lẫn sạn sỏi laterit, màu nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng.

Lớp 3    : Sét pha, màu nâu vàng – nâu hồng – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái dẻo cứng. Đôi chổ lẫn sạn sỏi thạch anh.

Lớp 4    : Cát pha, màu nâu vàng – nâu hồng.

Kiến nghị:

Công trình NHÀ Ở lớp 1 có cường độ chịu tải rất yếu, không đặt móng công trình vào lớp 1.

Tùy theo quy mô và tải trọng công trình mà nhà thiết kế chọn loại móng và độ sâu đặt móng thích hợp để đảm bảo độ ổn định cho công trình.

 Tháng  06  năm 2022

 

Hình trụ địa chất Quận 1

Báo cáo địa chất công trình Quận 1, đường Trần Quý Khoách, được Công Ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng 146 thực hiện vào tháng 06/2022. Độ sâu khoan đến 25m, khoan vào lớp Cát pha, chặt vừa.

Các bạn sinh viên cần file pdf Báo cáo địa chất công trình Quận 1, Đường Trần Quý Khoách cho mục đích tham khảo làm đồ án, vui lòng email đến diachat146@gmail.com, chúng tôi sẽ gửi file qua email đến các bạn.

Contact Me on Zalo
Call Now Button